Mẹo Chữa Đau Bụng Giun Nhanh Nhất

mẹo chữa đau bụng giun

Có thể bạn chưa biết, đau bụng giun là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào. Các mẹo chữa đau bụng giun được Mẹo của tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng đau bụng giun.

Nguyên nhân đau bụng giun

mẹo chữa đau bụng giun
Nguyên nhân gây đau bụng giun

Đau bụng giun là triệu chứng thường gặp do sự ký sinh của các loại giun sán trong cơ thể con, đặc biệt là trẻ em. Nó sẽ lấy đi những dinh dưỡng có trong cơ thể và bài tiết các chất chuyển hóa có hại. Gây tắc nghẽn tuyến đường tiêu hóa hoặc chèn ép, phá hủy những mô và gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:

Thói quen vệ sinh kém ở trẻ em 

Vệ sinh kém hoặc thường không vệ sinh tay, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau bụng giun. Đặc biệt ở trẻ em, có thói quen không rửa tay trước khi ăn, cho đồ chơi bẩn vào miệng hay cắn móng tay sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm giun.

Thức ăn chưa được chế biến sạch 

Ăn phải những thực phẩm không đảm vệ sinh ở các hàng quán lề đường, không có nguồn gốc hoặc những thực phẩm chưa qua nấu hoàn toàn càng gia tăng khả năng xâm nhập của giun sán vào cơ thể.

Xem Ngay:  Mách Mẹ Các Mẹo Giúp Tóc Bé Hết Dựng

Uống nước không đảm bảo vệ sinh

Sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh và không được đun sôi cũng là nguyên nhân khiến cơ thể nhiễm giun. Vì trong nước bẩn có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Salmonella, Shigella,… Khi uống nước bẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng,…

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như đất bẩn, môi trường chứa nhiều hóa chất như thuốc trừ sâu sẽ có thể gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe, bao gồm cả đau bụng. Đi bô chân đất cũng tạo điều kiện cho ấu trùng giun chui vào cơ thể qua da.

Những loại giun thường gặp là: giun đũa, giun kim, giun móc và giun tóc.

Những triệu chứng của đau bụng giun

Đau bụng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của đau bụng giun. Đau có thể quặn thắt hoặc đau âm ỉ, và có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong bụng.

Buồn nôn và nôn mửa: Đây cũng là những triệu chứng phổ biến của đau bụng giun. Buồn nôn và nôn có thể do giun chui vào dạ dày hoặc ruột.

Tiêu chảy hoặc táo bón: Tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến khác của đau bụng giun. Tiêu chảy có thể do giun kích thích ruột. Phân có thể lẫn máu hoặc nhầy, trứng giun khi xét nghiệm.

Sút cân: Do giun sát hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể

Mệt mỏi: Do thiếu máu hoặc thiếu hụt dinh dưỡng

Ngứa hậu môn: Ngứa do giun cái đẻ trứng ở hậu môn, đặc biệt là ban đêm

Xem Ngay:  Bật Mí Các Mẹo Khoan Tường Không Bị Bụi

Trẻ nhiễm giun thường chán ăn, khó chịu hay quấy khóc và khó ngủ về đêm

Rối loại tiêu hóa:  phân lúc đặc lúc lỏng giun kim xuất hiện ở hậu môn hoặc trong phân

Trong một số trường hợp, người bị nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan.

Mẹo chữa đau bụng giun

Hiểu rõ các nguyên nhân và triệu chứng của đau bụng giun từ đó tìm ra những phương pháp chữa trị hiệu quả. Các bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa đau bụng giun như: Dùng hạt bí để chữa đau bụng giun, chữa đau bụng giun bằng đu đủ,…

Chữa đau bụng giun bằng hạt bí ngô

mẹo chữa đau bụng giun
mẹo chữa đau bụng giun

Hạt bí ngô là một món ăn vặt quen thuộc của các chị em phụ nữ, ngoài ra hạt bí ngô còn có công dụng tẩy giun rất hiệu quả. Vì trong hạt bí ngô chứa cucurbitacin, chất này có tác dụng tiêu diệt các ký sinh trùng như giun, sán vô cùng tốt, giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, sút cân,…

Cách thực hiện:

  • Rang 30-50g ( đối với trẻ em) và 60g (người lớn) hạt bí đỏ và ăn vào buổi sáng để tẩy giun đũa
  • Giã nát 30-50g bí đỏ trộn với nước và uống 2 lần/ngày, liên tục 7 ngày để tẩy giun
  • Dùng khoảng 120g hạt bí đỏ và hạt cau nghiền nát thành bột, sau đó uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều, uống liên tục 3-4 ngày để tẩy giun móc.

Lưu ý: Nên ăn hoặc uống hạt bí khi đói để có kết quả tốt nhất.

Chữa đau bụng giun bằng đu đủ

mẹo chữa đau bụng giun
mẹo chữa đau bụng giun

Một cách chữa giun kim cho bé là bạn có thể bé ăn đu đủ chín vào mỗi buổi sáng lúc đói. Trong nhựa đu đu chứa nhiều enzyme papain có khả năng phân hủy lớp vỏ protein của giun sán, khiến chúng bị tiêu diệt và đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, đu đủ chỉ có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc.

Xem Ngay:  Mẹo Chữa Khàn Tiếng Cho Bé Tại Nhà

Chữa đau bụng giun bằng củ cà rốt

mẹo chữa đau bụng giun
mẹo chữa đau bụng giun

Thường xuyên uống nước ép cà rốt hoặc ăn cà rốt vào mỗi buổi sáng lúc đói sẽ giúp tẩy giun và giúp đường ruột của bạn sạch hơn. Vì trong cà rốt chứa nhiều lưu huỳnh và chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, làm mềm phân và giúp giun sán dễ dàng được đào thải ra ngoài.

Một số biện pháp phòng ngừa:

mẹo chữa đau bụng giun
Các biện pháp phòng ngừa

Tẩy giun định kỳ, đặc biệt trẻ trên 2 tuổi nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Trên thị trường hiện  có nhiều loại thuốc tẩy giun khác nhau. Vì vậy mọi người cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân và tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đồ chơi.

Hạn chế đi chân đất vì điều này dễ khiến ấu trùng chui vào lòng bàn chân.

Sử dụng nguồn nước sạch để sinh hoạt, ăn chín, uống sôi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Trường hợp cha mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm như tắc ruột, giun chui ống mật, nhiễm trùng đường ruột,… thì hãy nhanh chống đưa trẻ đến viện để được hỗ trợ kịp thời.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về các nguyên nhân, triệu chứng của đau bụng giun, quan trọng nhất là những mẹo chữa đau bụng giun. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *