Mẹo Chữa Mề Đay Cho Bà Bầu Cực Hiệu Quả

mẹo chữa mề đay cho bà bầu

Nổi mề đay được xem là một nổi ám ảnh của nhiều người bởi nó gây ngứa ngáy khó chịu và còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là các bà bầu. Bài viết dưới đây Mẹo của tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số mẹo chữa mề đay cho bà bầu tại nhà an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân nổi mày đay khi mang thai

mẹo chữa mề đay cho bà bầu
Nguyên nhân nổi mề đay

Nổi mề đay là một tình trạng da phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bao gồm cả bà bầu. Theo thống kê, có tới 15-20% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này.

Dưới đây là một số nguyên nhân nổi mày đay khi mang thai:

Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ tăng cao, có thể dẫn đến tăng sản xuất histamine, một chất gây ra các triệu chứng dị ứng, bao gồm nổi mề đay.

Dị ứng: Bà bầu có thể bị dị ứng với các loại thức ăn, thuốc, côn trùng đốt, hoặc các tác nhân khác như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật có thể gây kích ứng, nổi mày đay trên da.

Chức năng gan bị ảnh hưởng: Một số trường hợp thai phụ bị ứ mật thai kỳ có thể dẫn đến chức năng gan bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng ngứa da, nổi mề đay.

Xem Ngay:  Mẹo Trị Đau Răng Cho Bé Tại Nhà Hiệu Quả

Những nguyên nhân khác như: Sức đề kháng yếu, có tiền sử gia đình bị bệnh da liễu như bị nổi mề đay, rôm sảy.

Triệu chứng nổi mề đay

mẹo chữa mề đay cho bà bầu
Triệu chứng nổi mề đay

Một số biểu hiện nổi mề đay thường gặp ở bà bầu là:

Những nốt mẫn đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường là ở bụng, ngực, lưng và tay. Các nốt sần đỏ có hình dạng và kích thước khác nhau.

Ngứa ngáy khó chịu tạo phản ứng gãi nhiều khiến mẹ bầu gãi đến trầy xước, nhiễm trùng da.

Một mẹ bầu bị nổi mề đay có thể gặp các triệu chứng khác như đau đầu, sốt, sưng mặt, đau họng, khó thở, ra nhiều khí hư,…

Mẹo chữa mề đay cho bà bầu

Nổi mề đay là một bệnh lý phổ biến ở những người mang thai, nếu không được chữa trị kịp thời thì dễ gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Để giảm thiểu những triệu khó chịu, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, mẹ bầu có thể áp dụng các mẹo chữa mề đay cho bà bầu như chữa mề đay bằng bột yến mạch, bằng lá kinh giới, bằng mướp đắng,…

Chữa mề đay bằng bột yến mạch

mẹo chữa mề đay cho bà bầu
mẹo chữa mề đay cho bà bầu

Bột yến mạch là một nguyên liệu tự nhiên có nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe và sắc đẹp, trong đó có khả năng hỗ trợ điều trị mề đay. Trong yến mạch chứa nhiều acid ferulic và avenanthramides có tác dụng chống oxy hóa, chống dị ứng.

Xem Ngay:  Bật Mí Các Mẹo Khoan Tường Không Bị Bụi

Cách thực hiện: Cho 1 chén bột yến mạch vào bồn tắm với nước ấm. Sau đó thoa bột yến mạch lên vùng da bị mẩn ngứa. Bột yến mạch sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa và sưng tấy do mề đay.

Dùng lá kinh giới

mẹo chữa mề đay cho bà bầu
mẹo chữa mề đay cho bà bầu

Với những tác dụng như làm ấm cơ thể, sát khuẩn, kháng viêm. Dùng lá kinh giới khi bị nổi mề đay cũng là một mẹo dân gian an toàn, hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện như sau: Cho cả lá và thân cây kinh giới vào chảo rang nóng cho tới khi lá se lại. Sau đó, đổ vào khăn sạch và chườm trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện liên tục đến khi hết ngứa là được.

Chữa mề đay bằng mướp đắng

mẹo chữa mề đay cho bà bầu
mẹo chữa mề đay cho bà bầu

Một trong những mẹo chữa mề đay an toàn cho bà bầu có thể kể đến là mướp đắng. Mướp đắng giúp bảo vệ tế bào da, thanh nhiệt giải độc, diệt khuẩn và chống virus.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 quả mướp đắng, bỏ hạt và giã nát. Sau đó, vệ sinh vùng da bị mề đay rồi thoa phần mướp vừa giã lên vùng da đó. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể dùng lá mướp đắng đun sôi với nước để tắm.

Uống nhiều nước

Khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa bạn nên bổ sung đẩy đủ 2 lít nước/ngày. Nước có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời khi uống nhiều nước sẽ giúp da dưỡng ẩm và tăng sức đề kháng cho làn da.

Xem Ngay:  Mẹo Cai Sữa Đêm Cho Bé Siêu Hiệu Quả

Ngược lại, khi cơ thể không đủ nước có thể khiến khô da và suy giảm hàng rào bảo vệ. Từ đó, dễ kích thích mề đay lan rộng.

Nổi mề đay tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của Mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, các triệu chứng của mề đay nếu không được chữa trị triệt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trường hợp nổi mề đay cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như ứ mật trong gan, dễ khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh. Vì vậy, các mẹ bầu không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị an toàn và hiệu quả.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh lý mề đay, bên cạnh đó chúng tôi cũng đã trả lời được câu hỏi bà bầu dị ứng ngứa phải làm sao bằng cách gợi ý những mẹo chữa mề đay cho bà bầu an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Hy vọng các mẹ bầu có thể áp dụng những mẹo trên để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Chúc các mẹ bầu luôn được khỏe mạnh suốt thời gian thai kì.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *