Sưng mộng răng là bệnh lý thường trong cuộc sống, nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Vậy sưng bọng răng phải làm gì? Bài viết dưới đây Mẹo của tôi sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến bệnh lý này và bật mí cho các bạn các mẹo chữa sưng mộng răng. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sưng mộng răng
Sưng mộng răng, hay còn gọi là viêm nha chu, là tình trạng viêm nhiễm ở phần nướu và mô xung quanh răng gây ra những cơn đau nhức, khó chịu. Đây là một bệnh lý nha khoa phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là cụ thể một số nguyên nhân chính gây sưng mộng răng:
Vệ sinh răng miệng kém
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây sưng mộng răng. Khi bạn vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, mảng bám từ thức ăn thừa và vi khuẩn sẽ tích tụ trên răng và nướu, hình thành cao răng. Cao răng kích thích nướu, dẫn đến viêm nhiễm và sưng mộng răng.
Ngoài ra, khi vệ sinh răng miệng sử dụng lực chải quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng cũng có thể làm tổn thương lợi. Lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng tấn công và gây ra hiện tượng viêm nướu.
Bệnh lý răng miệng
Một số bệnh lý nha khoa nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại những hậu quả nghiêm trong. Đặc biệt như sâu răng, viêm nha chu, mọc răng khôn,…
Khi gặp những bệnh lý trên, răng và nướu xung quanh đã bị tổn thương. Lúc này, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào khoang miệng, hình thành ổ mủ gây ra bệnh sưng mộng răng.
Chế độ ăn uống
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sưng mộng răng là chế độ ăn uống không lành mạnh. Các bạn trẻ hiện nay có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng như mì tôm, ớt, hạt tiêu và những thực phẩm thiếu vitamin C, canxi,… có thể àm suy yếu nướu và khiến nướu dễ bị sưng viêm.
Thay đổi nội tiết tố
Một số thống kê cho thấy nữ giới ở giai đoạn dậy thì, trong chu kì kinh nguyệt hay mang thai có thể khiến nướu nhạy cảm hơn và dễ bị sưng viêm hơn lúc bình thường.
Trong các giai đoạn đó, hormone của giới nữ thay đổi liên tục khiến cho răng và nướu dễ bị nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công trong khoang miệng. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng sưng mủ bà viêm nướu.
Tác dụng phụ của các loại thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc ức chế miễn dịch,… có thể gây ra tác dụng phụ là sưng mộng răng. Trường hợp bạn ngưng sử dụng thuốc thì tình trạng sưng mộng răng cũng thuyên giảm.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc trên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những triệu chứng thường gặp của sưng mộng răng
- Nướu bị sưng, có màu đỏ đậm, mềm và dễ chảy máu
- Có thể bị chảy máu nướu khi đánh răng hoặc chải răng
- Hơi thở hôi thối
- Lung lay răng
- Đau nhức nướu
- Xuất hiện những ổ mủ, ổ viêm ở nướu
Ảnh hưởng của sưng mộng răng
Tình trạng sưng mộng răng sẽ gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không chữa trị kịp thời. Sưng mộng răng có thể làm phá hủy nướu và xương hỗ trợ răng, dẫn đến tụt nướu, lộ chân răng và thậm chí mất răng vĩnh viễn. Đối với phụ nữ mang thai có thể sinh non hoặc thai nhi bị dị tật.
Mẹo chữa sưng mộng răng
Sưng mọng răng tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời thì nó sẽ để lại những hệ lụy khá nghiêm trọng. Nếu bạn chưa có điều kiện hay chưa có thời gian để đến gặp nha sĩ hãy “bỏ túi” những mẹo chữa sưng mọng răng” sau đây: mẹo dùng lá lốt, mẹo dùng tỏi, dùng gừng, dùng lô hôi,….để chữa sưng mọng răng.
Mẹo dùng lá lốt để chữa sưng mộng răng
Lá lốt chứa nhiều hợp chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau như: beta-caryophyllene, chamazulene, eugenol,… Các hoạt chất này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, giảm sưng tấy và ê buốt cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 20-30 lá lốt tươi, 500ml nước. Rửa sạch lá lốt, cho vào nồi nước đun sôi trong 5-10 phút. Để nguội bớt, lọc lấy nước và sử dụng để súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nên súc miệng trong 1-2 phút, sau đó nhổ ra và không cần súc miệng lại bằng nước.
Dùng tỏi để chữa sưng mộng răng
Tỏi từ lâu đã được biết đến như một gia vị quen thuộc trong ẩm thực và cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Tỏi có tính ấm, vị cay nồng, chứa nhiều hợp chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện: Giã nát tỏi và muối, trộn đều thành hỗn hợp sệt. Dùng hỗn hợp này thoa lên nướu bị sưng, viêm và giữ trong 10-15 phút.
Sử dụng lô hội để chữa sưng mộng răng
Trong nha đam chứa 75 thành phần dưỡng chất có lợi như vitamin A, B, C, E, khoáng chất (canxi, magie, kali…), enzyme, axit amin,… Các hoạt chất này giúp: giảm viêm, giảm đau và phục hồi mô nướu bị tổn thương.
Cách thực hiện: Lấy phần gel trong lá nha đam tươi bôi trực tiếp lên nướu bị sưng hoặc bạn có thể uống nước ép nha đam để vết thương phục hồi nhanh chóng.
Dùng gừng chữa sưng mộng răng
Môt cách chữa sưng bọng răng đơn giản, hiệu quả không thể bỏ qua là dùng gừng. Vì trong gừng chứa nhiều hợp chất có lợi như gingerol, shogaol, zingiberene,… Các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm tốt, hỗ trợ giảm sưng vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện như sau: Đập dập một nhánh gừng tươi rồi đắp lên vị trí nướu bị sưng đỏ. Thực hiện 1 lần/ngày sẽ cải thiện được tình trạng sưng mộng răng.
Súc miệng bằng nước muối để giảm sưng mộng răng
Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm trong khoang miệng, đặc biệt là vi khuẩn ở kẽ răng và nướu – nơi khó vệ sinh bằng bàn chải đánh răng.
Cách thực hiện: Hòa tan muối vào nước ấm cho đến khi tan hoàn toàn. Bạn nên súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau khi đánh răng vào buổi sáng và buổi tối để cải thiện tình trạng sưng mộng răng.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp những thắc mắc về bệnh lý sưng mộng răng và giúp các bạn trả lời câu hỏi “làm sao để hết sưng chân răng” bằng những mẹo chữa sưng mọng răng. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu bệnh nặng hơn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra tốt nhất. Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã cung cấp sẽ hữu ích với các bạn.